Japanese Cafe Arigatou

Arigatou Blog Arigatou Blog Blog Sennensha Việt Nam

episode-11

Duy nhất ở Hà Nội. Không gian và thời
khắc chỉ dành riêng cho bạn.

Để kết hợp với việc giới thiệu văn hóa Nhật Bản, ở quán cafe chúng tôi cũng có treo tranh. Có rất nhiều bức tranh nổi tiếng mà người Nhật nào cũng biết. Chúng tôi nhận được sự cho phép của cơ quan nắm quyền sở hữu và mượn được ảnh chụp. Chúng tôi cũng đã trả phí sử dụng, sau đó phóng to bức ảnh chụp và in ra một tấm. Chúng tôi đã nhờ người đóng khung tranh Nhật Bản làm việc này và sau đó mang đến Hà Nội.

Có lẽ là do chịu ảnh hưởng từ châu Âu nên căn nhà quán cafe đang thuê lớn gấp một, hai lần những căn nhà ở Nhật. Vì vậy, không gian trên tường để treo tranh cũng rất rộng.
Nếu treo tranh có cùng kích cỡ với bản gốc thì không gian sẽ bị dư thừa. Chúng tôi đã xem xét đến sự thoải mái khi xem tranh của khách hàng, và do đó đã treo một bức tranh với kích cỡ lớn.
Chúng tôi cũng tạo phần giải thích, bỏ vào trong album như sau đây để các bạn có thể cầm lên và đọc.
Phần giải thích có đan xen phần chỉnh sửa của Arigatou Cafe. Chúng tôi nghĩ rằng sẽ không có ý nghĩa gì nếu như chỉ trích dẫn y nguyên phần giải thích trong những cuốn sách bình luận ở Nhật Bản. Tôi đã rất phân vân khi nghĩ đến việc nên treo bức tranh nào trong quán cafe.
Và liệu rằng có thể truyền tải được đầy đủ ý nghĩa bức tranh đó đến với khách hàng hay không?
Ví dụ như là bức tranh người đàn ông Ukiyo-e (hay còn gọi là tranh Phù thế, là một loại tranh được lưu truyền trên khắp Nhật Bản từ giữa thế kỷ 16 đến giữa thế kỷ 20, chủ đề xoay quanh đời sống sinh hoạt của con người đương thời) này. Phần giải thích của bức tranh này như sau.

Bức tranh với tựa đề: Bạn có thấy người đàn ông 160 năm trước ngầu không?

Cá chép là loài cá thân thuộc với cả hai nước Việt Nam và Nhật Bản.
Công viên ngay cạnh quán cafe Arigatou cũng có sự xuất hiện của loài cá này.
Mỗi buổi sáng, khi tản bộ ở công viên, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh của những người phụ nữ Việt Nam đang ngồi bán cá chép.
Trông ai cũng đều rất khỏe khoắn khi cầm trên tay con dao và làm thịt những con cá chép lớn.
Mỗi lần gặp, ai nấy đều nói “xin chào” rất thân thiện và gần gũi.
Mọi người đều cố gắng làm việc từ sáng sớm tinh mơ.
Có lẽ, cá chép là một trong những nguồn thực phẩm mang lại nhiều năng lượng nên là món ăn yêu thích của mọi người và được bày bán mỗi ngày.

Ở Việt Nam, những món ăn với cá nổi tiếng có thể kể đến như: cá kho nồi đất, cá hấp, lẩu cá,…
Mỗi khi ăn cá kho, không chỉ mình người Việt, mà ngay cả người Nhật cũng không kìm được mà thốt lên rằng “ngon quá” .

Ở Nhật Bản, cũng có câu nói về cá chép, đó là “cá chép vượt thác” .
Câu nói này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ở Trung Quốc có “cá chép vượt vũ môn” thì ở Nhật có “cá chép vượt thác” .
Câu nói ấy miêu tả việc có rất nhiều những chú cá chép cố gắng bơi vượt qua thác cao.
Tuy nhiên, dù có thử bao nhiêu lần đi chăng nữa, số lượng những chú cá chép có thể vượt qua được cái thác đó là rất ít.
Dù vậy, những chú cá chép vẫn không nản bước mà vẫn tiếp tục cố gắng để vượt qua thử thách đó.
Dựa vào đó, ở Nhật Bản, câu nói “cá chép vượt thác” chính là biểu tượng của việc tự thân cố gắng thăng tiến trong công việc.

Bây giờ mời mọi người hãy nhìn bức tranh này.
Bức tranh vẽ một người đàn ông đang bắt và vác lên một con cá chép khổng lồ.
Để bắt được con cá chép khổng lồ này, người đàn ông đã phải nhảy xuống sông và bắt nó bằng tay, khiến ai chứng kiến cũng phải ngả mũ thán phục.
Nhìn vào tranh chúng ta có thể thấy người đàn ông đang với vẻ mặt tự mãn “mọi người thấy sao nào?” .
Người đàn ông này đã rất dũng cảm khi nhảy xuống sông, và chiến đấu kịch liệt với con cá chép khổng lồ.

Thực ra, ở Nhật không có những con cá chép to như thế này.
Đây chính là sự phóng đại của nghệ sĩ tranh Phù thế - Toyokuni, người đã vẽ bức tranh này.
Dựa vào việc vẽ thật to con cá chép này, mà ông thể hiện được sự ngoạn mục cũng như sự kịch tính trong bản họa này.
Cách đây 160 năm trước, những người đàn ông Nhật Bản khi nhìn vào bức tranh này đều mang trong mình suy nghĩ và mong muốn rằng: Ngầu quá! Tôi cũng muốn trở thành người đàn ông như thế này!

Người đã nhảy xuống sông được phác họa trong bức tranh này thực ra chỉ là một người thợ mộc bình thường sống ở thời đại Edo. Tên của người này là “Lục Tam” được ghi ở bên trái của bức tranh.
Dẫu nói là người bình thường, song chính vì người bình thường như thế mới tạo nên được ý chí quyết tâm cố gắng thành công. Thông qua bức tranh này, tác giả muốn truyền đạt với người xem rằng: “sự phi thường không phải là do bẩm sinh, mà sự phi thường bắt nguồn từ những con người bình thường với nghị lực và sự quyết tâm không ngừng.”

160 năm trước, có lẽ ở sông Hồng – con sông chảy qua Hà Nội, cũng có thể đã có một người con trai trẻ đã nhảy xuống sông, chiến đấu với cá chép khổng lồ và đã bắt được nó.
Khi ấy, chàng con trai đó có đã có bộ mặt ngầu như thế nào nhỉ?

Bên cạnh bức tranh người đàn ông, chúng tôi cũng có treo bức tranh Phù thế vẽ một người phụ nữ. Các bạn hãy đọc thử phần giải thích của bức tranh này nhé.

Đây là bức tranh vẽ mỹ nữ của Nhật 100 năm về trước. Nếu ở thời đại bây giờ, đây có thể được coi là poster của một ngôi sao nữ.

“Đứng tựa hoa thược dược, ngồi tựa hoa mẫu đơn, đi tựa như hoa ly” . Đây là câu thành ngữ rất nổi tiếng của Nhật Bản. Câu thành ngữ này thể hiện sự xinh đẹp của người con gái thông qua các loài hoa.

Ở Việt Nam, cũng có các loài hoa tương tự như thế. Hoa Shakuyaku được gọi là hoa thược dược, hoa Botan là hoa mẫu đơn và hoa Yuri là hoa ly.
Hãy nhìn vào bức tranh bên trái dưới đây.
Khi đứng sẽ như bức tranh A
Khi ngồi sẽ như bức tranh B
Khi đi sẽ như bức tranh C
Cảm nhận của mọi người như thế nào về những bức tranh này?

Hãy nhìn vào bức tranh được treo ở tường đây.
Phía trước mỹ nhân này được vẽ hoa mẫu đơn mùa đông và hoa ly.
Bức tranh được vẽ dựa trên câu tục ngữ được giải thích bên trên.
Hơn nữa, ở phía sau còn vẽ những bông hoa mơ màu đỏ và màu hồng.

Tại Nhật, Hoa mơ là loài hoa báo hiệu mùa xuân về.
Người mỹ nhân này đang dùng 1 cái khăn quàng cổ. Khi trời se lạnh, người ta thường nghĩ về mùa xuân với những bông hoa mơ.
Hoa có ý nghĩa là “thượng phẩm” , “thanh cao” , “chịu đựng” và “thành thực” .
Việc vẽ thêm những bông hoa mơ ở đằng sau càng khiến cho người xem cảm nhận được nhân phẩm thanh cao của mỹ nhân này.

Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của mỹ nhân cách đây 100 năm. Đôi mắt biếc, chiếc mũi thon cao, đôi môi đỏ mọng cùng với mái tóc được búi gọn gàng để lộ ra vầng trán rộng, với điểm nhấn là chiếc kẹp tóc màu đỏ. Tất cả như hòa quyện lại với nhau một cách rất cân bằng, khiến cho những người lướt qua dù có vội cũng phải quay lại ngước nhìn, thầm thương trộm nhớ vẻ đẹp ngọt ngào này.

Tại quán cafe Arigatou, chúng tôi có đặt những tạp chí thời trang được phát hành tại Nhật Bản mỗi tháng.
Ở đó có đăng tải rất nhiều hình của những người mẫu đại diện cho vẻ đẹp của người Nhật thời nay.
Mọi người hãy cùng xem và so sánh thử nhé!

Vừa ngắm hai bức tranh này, những người phụ nữ vừa có thể thưởng thức trà ở Arigatou Cafe.
Vừa ngắm hai bức tranh này, những cặp đôi vừa có thể dành thời gian cho nhau trong lúc ăn đá bào.
Ngắm hai bức tranh này, những thanh niên trẻ rơi vào trầm ngâm.
Sẽ thật tuyệt vời nếu chúng tôi có thể chứng kiến được những khoảnh khắc như vậy...
Không chỉ là thưởng thức đồ ăn thức uống mà khách hàng có thể trải nghiệm thời gian quý giá ở như thế nào?
Chúng tôi có thể tạo ra được một không gian như thế nào?
Đó là điều mà Arigatou Cafe luôn trăn trở suy nghĩ.

To Be Continued

Prev

Next