Japanese Cafe Arigatou

Arigatou Blog Arigatou Blog Blog Sennensha Việt Nam

episode-17

Hà Nội, phong tỏa và giãn cách xã hội, cà phê, đăng ký thành viên…
Những suy nghĩ về năm 2021 “cá chậu chim lồng”.

Ở Nhật Bản, vào mỗi dịp cuối năm, người ta sẽ công bố “Hán tự của năm” – tức 1 chữ Hán đại diện cho cả năm đó. Chữ Hán của năm 2021 được chọn là “Kim” (「金」- vàng, tiền), nhưng với riêng tôi thì không có từ nào khác ngoài từ “Lộng” (「籠」- lồng).
Trong cuộc đời đã qua hơn nửa thế kỷ của mình, chưa bao giờ tôi trải qua một năm bị bị bó buộc và tù túng như thế này.

Đây là chữ “lồng” viết theo lối chữ thảo được sử dụng tại Nhật Bản 150 năm về trước.

Tôi tạm thời quay lại Nhật vào đầu năm 2021, nên cuộc sống hikikomori – sống thu mình vào một căn phòng bắt đầu ngay khi tôi vừa trở lại Hà Nội vào tháng 2 và thực hiện cách ly 2 tuần trong khách sạn.
Nói gì thì nói thì cũng là cách ly trong khách sạn, nên tôi đã mong rằng 2 tuần sẽ trôi qua không mấy khó khăn. Nhưng không, thực tế là mỗi một ngày đều rất đáng sợ.
Vào thời điểm đó, dịch Covid 19 chưa bùng phát tại Việt Nam, nên tôi đã cho là chỉ có nhập cảnh từ nước ngoài bị siết chặt và xem xét nghiêm ngặt.
Tuy tôi không nghĩ người nhân viên khách sạn có ác ý hay cố tình, nhưng mỗi khi cần truyền đạt gì vào căn phòng cách ly, anh ta thường sẽ đứng ở 1 vị trí cách phòng 3 mét và rồi hét lên bằng giọng thật to vào cánh cửa.
Tôi thì không rành tiếng Việt, nên cho dù anh ta có hét to cỡ nào đi chăng nữa, tôi cũng chỉ biết ngơ ngác. Thế là ngay sau đó những điều giống nhau lũ lượt được hét đi hét lại nhiều lần.
Cứ như là Jack Bauer trong bộ phim truyền hình Mỹ “24” chĩa súng về phía tôi và liên tục hét lên “Đặt súng ra phía trước và giơ 2 tay ôm sau đầu đi!” vậy.
Những cuộc đối thoại theo cách thức như vậy lặp đi lặp lại hàng ngày, nên dù tôi nhập cảnh với chứng nhận âm tính, cái cảm giác bản thân mình là một tên khủng bố độc ác vẫn cứ luôn lởn vởn suốt 2 tuần ấy.

Sau đó, khi việc cách ly 2 tuần tại nhà được hoàn thành, cửa hàng đã có thể mở cửa trở lại vào tháng 5. Ngay khi tôi nghĩ rằng cuối cùng thì mùa đá bào cũng sắp đến rồi, Ủy ban nhân dân ra thông báo về việc cấm ăn uống trong cửa hàng.
Đối với Arigato Cafe có menu chính là đá bào mà nói, việc cấm ăn uống trong cửa hàng chẳng khác nào cấm kinh doanh cả.
Đó là “kỳ nghỉ” không thể tránh được đầu tiên của chúng tôi.
Chúng tôi cuối cùng có thể kinh doanh trở lại vào cuối tháng 6 thì nhanh như một cái chớp mắt, quán cà phê phải dừng hoạt động lần thứ 2 vào đầu tháng 7.
Cứ như vậy, Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội cho đến bây giờ.

Đây cũng là lần đầu tiên trong đời tôi trải nghiệm cái gọi là lockdown, phong tỏa.
Lúc đầu, tôi còn có thể nhởn nhơ mà nghe nhạc của ban Hanoi Rocks, thứ âm nhạc mà tôi không mấy mặn mà khi còn trẻ. Nhưng sau đó, tình trạng giãn cách kéo dài làm tôi không thể thả lỏng nổi.
Vào lúc đó, ra ngoài mua thực phẩm là lý do duy nhất được chấp nhận để ra khỏi nhà. Tuy nhiên, thẻ đi chợ được phát cho tôi có giới hạn thời gian từ 6 giờ sáng đến 8 giờ sáng. Dù ở Việt Nam thì thường đi chợ vào sáng sớm, nhưng tôi nghĩ khung giờ này là quá sớm. Và rồi tôi sóng sót bằng số thực phẩm ăn liền được gửi đến từ Nhật.
“Kể cả khi ho thì cũng chỉ có một mình”.
Tại Nhật Bản, có một nét văn hóa gọi là thơ haiku – làm thơ chỉ với một số ít từ ngữ. Đây là câu thơ haiku nổi tiếng mà hầu như người Nhật nào cũng biết.
Ozaki Hosai, người viết câu thơ này, đã mất sau đó vài tháng.
Bây giờ, nhớ lại bản thân mình đã có lần bắt chuyện với con thằn lằn đang yên vị trong phòng “Này, chúng ta không cô đơn nhỉ!”, tôi nghĩ rằng mình lúc đó hẳn là đã đã cô đơn đến phát bệnh.
Trong lúc ấy, tôi thật sự rất biết ơn những cuộc gọi định kỳ của khách hàng đến quán cà phê để xác nhận xem tôi có sống tốt không, dù cũng cảm thấy có lỗi khi đã khiến mọi người lo lắng. Tuy nhiên, có lẽ đây chỉ là một màn mô phỏng cho cuộc sống neo đơn khi về già chuẩn bị ập tới, và bởi vì nghĩ như vậy nên tôi đã cố gắng vượt qua nó mà không bỏ cuộc.

Tháng Mười. Trời nắng đẹp và thời gian phong tỏa cuối cùng cũng kết thúc, và chúng tôi đã bắt đầu kinh doanh trở lại từ nửa cuối tháng.
Một lần nữa tôi nhận ra rằng thật vui khi được nhìn thấy khuôn mặt của tất cả các staff và những người thường hay lui tới quán.
Mùa đá bào đã qua mất rồi.
Chúng tôi bắt tay vào chuẩn bị cho sự kiện Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập – điều chúng tôi không thể thực hiện trong thời gian phong tỏa, kết hợp cùng với sự kiện Lễ Giáng sinh.
Rõ ràng, Chính phủ đã công bố sẽ thay đổi chính sách lúc bấy giờ thành Bình thường mới, và tôi nghĩ rằng sẽ ổn thôi.
Sau đó, vào tháng 12, ngay ngày chúng tôi công bố sự kiện trên Facebook, chúng tôi đã phải đóng cửa lần thứ ba trong năm nay.
Hơn nữa, biện pháp hạn chế lần này chỉ được đặt ra ở quận Đống Đa, nơi có Arigato Cafe.
Kết cục là tôi trải qua Lễ giáng sinh 1 mình với cảm giác như bị bắn vậy. Và rồi năm 2021 cứ như vậy mà khép lại.

“Này, thế sao ông không làm mô hình đăng ký thành viên đi?” – tôi thường được một Youtuber hỏi như vậy.
Sẽ rất vui nếu khách có thể sử dụng tầng 2 của Arigato Cafe như một studio, như kiểu vé chơi Disney Land quanh năm vậy.
Khi ấy, tôi hay trả lời rằng “Để tôi nghĩ chút đã.” Nhưng nếu tôi làm thật thì năm 2021 chắc hằn là một năm khá là tồi tệ với khách hàng của chúng tôi. Thử tính số ngày mà Arigato Cafe đã kinh doanh trong năm 2021 thì được 137 ngày. Nếu không có gì thì đáng lẽ ra đó phải là con số 300 ngày, nên có thể thấy chúng tôi đã đóng cửa quán hơn nửa năm.
Trong thời đại ngày nay, không thể phủ định mô hình kinh doanh đăng ký theo kiểu thành viên (Subscription business model) rất có lợi cho người bán.
Có thể nói, dù quán cà phê đã phải đóng cửa, nhưng chúng tôi vẫn có thể kinh doanh thông qua hoạt động quản lý máy chủ và hệ thống đăng ký thành viên của bộ phận Internet của Sennensha – công ty đang điều hành quán cà phê.
Tuy nhiên, tôi một lần nữa nhận ra chỉ nên tiến hành cho đăng ký thành viên khi nó có giá trị với cả người mua và người bán.

Nếu như lại phong tỏa...
Vậy thì tôi sẽ tiếp tục vận hành Arigato Cafe trên mạng.
Một cửa hàng chân chính là nơi mà mọi người có thể tụ tập cho dù cửa hàng đó đóng cửa. Quán Arigato Cafe online.
Vì mục đích ban đầu của Arigato Cafe là để giao lưu văn hóa Nhật Bản và Việt Nam, sẽ có nhiều buổi học tiếng Nhật, học tiếng Việt cũng như học hát các bài hát Nhật Bản được tổ chức định kỳ.

Phát âm tiếng Việt thực sự rất khó, nên tôi luyện phát âm với mọi người vào chủ nhật hàng tuần.

Tôi nghĩ đây là một những yếu tố khiến khách hàng hài lòng kể cả khi họ không thể đến cửa hàng.
Nếu những người Việt Nam học tiếng Nhật và những người Nhật học tiếng Việt tập trung lại ở nơi đó, ít nhất nó một nguồn động viên lớn lao cho tôi trong thời gian phong tỏa.
Vì vậy, tất nhiên, đây chế độ đăng ký thành viên mà không mất phí tham gia.
Nếu bạn muốn, chúng tôi có thể giao cà phê nóng đến tận nơi. Xin lỗi, nhưng đến đây thì bạn sẽ phải mất 30.000 đồng.

Arigatou Cafe có nhân viên người Nhật đang thường trú tại Hà Nội. Nhân viên đó vừa làm các công việc liên quan đến IT và thiết kế ở chi nhánh Sennensha Việt Nam, vừa quản lý quán cafe. Dưới đây là báo cáo từ nhân viên thường trú tại Hà Nội đó.

To Be Continued

Prev