Japanese Cafe Arigatou

Arigatou Blog Arigatou Blog Blog Sennensha Việt Nam

episode-15

Cụm từ “Kakka souyou – gãi chân từ bên ngoài giày” trong tiếng Việt là gì nhỉ?
Mọi người làm thêm tại quán cà phê ở Hà Nội, cảm ơn vì đã kết bạn với ông G người Nhật.

Tiếp nối câu chuyện hướng đến mục tiêu trở thành cửa hàng số 1 về phục vụ khách hàng và sản phẩm, tôi muốn tiếp tục giải thích một cách đơn giản về bộ nguyên tắc 5S. Đó chính là các nguyên tắc “sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, tuân thủ những quy định do chính mình đặt ra” .
Chủ đề lần này sẽ xoay quanh 5 nguyên tắc này. Bạn có thể click vào đường link sau đây để xem poster về các nguyên tắc này bằng tiếng Việt. Việc bạn đọc chúng chính là niềm vinh hạnh của chúng tôi.

Thật là bất ngờ vì tất cả trong tiếng Nhật và tiếng Việt đều bắt đầu bằng ký tự “S” . (Tạm thời không bao gồm nguyên tắc tuân thủ những quy định do chính mình đặt ra.)
Bởi vì có thể gói gọn trong cụm từ 5S, nên khi làm poster về bộ nguyên tắc này, chúng tôi rất dễ dàng truyền đạt đến các nhân viên bán thời gian. Cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ rõ về việc này.
Thật ra là có lý do riêng của nó.

Đối với việc vận hành quán cà phê, chúng tôi phải nghĩ xem làm thế nào để truyền đạt bộ nguyên tắc 5S đến các nhân viên bán thời gian. Phải làm sao để họ hành động theo các nguyên tắc này. Làm sao mới tốt nhỉ…
Tôi đã lo lắng về vấn đề này suốt quãng thời gian trước khi đặt chân đến Hà Nội.

Các từ sàng lọc, sắp xếp là những từ vựng xuất phát từ các nhà máy sản xuất sản xuất mà trước nhất là xe hơi. Đó là những nơi tạo ra một số lượng lớn các sản phẩm có cùng chất lượng một cách hiệu quả và nhanh chóng. Làm sao để có thể đạt được điều này nhỉ? Đây là việc đã được tiến hành một cách triệt để tại Nhật Bản từ sau năm 1945. Tại sao lại cần sàng lọc, sắp xếp để “tạo ra một số lượng lớn các sản phẩm có cùng chất lượng một cách hiệu quả và nhanh chóng” ?
Nếu lấy ví dụ là công việc tại Arigato Cafe, câu chuyện sẽ như thế này.

Có mười khách đến cửa hàng cùng một lúc. Trong khi đó, người chế biến chỉ có một. Lý tưởng nhất là, những món đã được gọi phải được giao đến cho tất cả các khách hàng đang có mặt cùng một lúc. Nếu như chúng tôi mang món ăn đến phục vụ cho vị khách cuối cùng khi vị khách được nhận món đầu tiên đã ăn xong thì nó thật sự có vấn đề.
Làm thế nào để thực hiện mỗi một đơn đặt hàng thật nhanh chóng, ngon miệng và ấn tượng? Tôi cho rằng, phải nghĩ ra nhiều cách làm phong phú và công phu, đồng thời phải thực hiện việc đào tạo.

Ví dụ, đá bào ở Arigato Cafe phải có khay nhỏ kèm theo thìa, ly trà, sách hướng dẫn cách ăn đá bào và sản phẩm chính là đá bào được phục vụ trong bát. Chúng tôi phải làm sao để khoảnh khắc mà chúng tôi mang các món được gọi ra phục vụ, khách hàng sẽ phải kêu lên “Ôi đẹp quá!” , “Trông ngon quá!” .
Và bây giờ, các dụng cụ ăn uống, chẳng hạn như chiếc khay nhỏ mà tôi vừa giải thích có thể được đưa ra nhanh hơn nếu chúng được sàng lọc và sắp xếp. Nghe có vẻ là một câu chuyện hiển nhiên, nhưng chính vì vậy mà sàng lọc và sắp xếp trở nên quan trọng. Các giá tủ, ngăn tủ bảo quản bát đĩa phải được sàng lọc, sắp xếp theo từng loại dụng cụ và phải điều chỉnh vị trí sao cho người chế biến có thể chuẩn bị chúng ngay cả khi đang nhắm mắt. Đương nhiên, chính bản thân các loại dụng cụ ăn uống như bát đĩa cũng phải sạch sẽ. Nếu bát đĩa bẩn, sẽ phát sinh rất nhiều công việc vô nghĩa.

Giả sử khách hàng đến cửa hàng theo nhóm và họ đều cùng quyết định được sẽ gọi món gì. Các món ăn, thức uống được đem ra thật nhanh. Bát sạch và sản phẩm trông ngon. Các món khác cũng lần lượt được mang đến trong thời gian ngắn. Mọi thứ trông ngon và đẹp mắt. Có một giọng nói vang lên "Chà !!!". Một số người đã bắt đầu chuẩn bị chụp ảnh bằng điện thoại di động của họ.
Sau khi thưởng thức món ăn là một khuôn mặt tươi cười rạng rỡ. “Sự hài lòng của khách hàng” dần dần lan tỏa ra cả cửa hàng.
Để nhận được sừ hài lòng của khách hàng, cần phải đào tạo và chuẩn bị rất nhiều. Điểm xuất phát chính là sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ.
Tôi có thể kể đến câu chuyện về nhà vệ sinh. Trước khi quán cà phê mở cửa, tôi đã đến kiểm tra thử nhà vệ sinh của các quán cà phê, nhà hàng trên địa bàn Hà Nội. Đáng tiếc là có một số cửa hàng ở trong tình trạng đáng thất vọng. Tôi vẫn nhớ mình đã nghĩ rằng chỉ xét trên phương diện nhà vệ sinh sạch sẽ, cửa hàng sẽ ngay lập tức đạt No1 tại Hà Nội.
Nhà vệ sinh là nơi con người thực hiện hoạt động bài tiết. Con người lại là động vật thường xuyên gây ô nhiễm. Là nơi không ai nhìn đến. Nếu bạn không để ý, nhà vệ sinh sẽ rơi vào tình trạng khủng khiếp ngoài sức tưởng tượng.
Đó là một nơi bẩn thỉu, nên không thường được quan tâm. Không, chính vì nó có vấn đề nên đừng để nó lại phía sau. Nếu có vấn đề hãy lập tức giải quyết. Đừng dễ dàng ngó lơ và từ bỏ nó. “Các phòng ban của các công ty hoặc cửa hàng mà có vấn đề gì xảy ra thì nó sẽ dần dần biến thành cái nhà vệ sinh!”
Đây là một chuyện thường hay được nói đến ở Nhật Bản. Vì vậy, người chịu trách nhiệm cuối cùng của công ty như giám đốc có lẽ sẽ đặc biệt quan tâm đến việc dọn dẹp nhà vệ sinh.

Đầu óc nhạy bén. Hoạt động năng nổ với năng lực tiếng Nhật nổi bật.
Thường giúp tôi dịch các viết liên quan đến Việt Nam của báo chí Nhật Bản một cách trơn tru. Năng lực tiếng Anh cũng kha khá.

Arigato Cafe là một doanh nghiệp kinh doanh về ẩm thực. Tất nhiên là tất cả các nơi trong cửa hàng bao gồm cả nhà vệ sinh, đều được dọn dẹp và luôn sạch sẽ.Ở Nhật Bản, có các từ "thanh tẩy", "thanh lọc", "rửa tội". Những từ này cũng từ khóa trong lúc giải thích văn hóa Nhật Bản. Tất cả đều có liên quan đến dọn dẹp và sạch sẽ.
Cả Việt Nam và Nhật Bản đều là những quốc gia Phật giáo đại thừa. Có thể cả hai đều chịu ảnh hưởng bởi câu chuyện của Shuri Handoku, một trong các đệ tử của Đức Phật.

Ở Nhật Bản, việc "dọn nhà vệ sinh" được đặc biệt để ý, và tất nhiên công ty của tôi có những chủ tịch làm vệ sinh nhà vệ sinh công cộng theo nhóm hoặc cũng có nhiều ông chủ của cả một công ty khi đến nước ngoài làm việc đã ra ngoài dọn dẹp vệ sinh. Người ta làm điều này bởi vì nhiều người cho rằng có thể học được thứ gì đó thông qua việc dọn dẹp nhà vệ sinh, và tôi luôn hy vọng rằng những người làm việc bán thời gian tại quán cà phê cũng sẽ cảm nhận được điều gì đó.
Đến đây thì ...
"À! Cháu đã hiểu rồi!"
Take-chan, một du học sinh người Việt Nam, hướng đến tôi và mỉm cười nói.
Take-chan = Chiku-chan = Trúc chan, đang học luật tại một trường đại học rất nổi tiếng ở Nagoya và hiện đang hướng tới mục tiêu trở thành tiến sĩ.

Đầu óc nhạy bén. Hoạt động năng nổ với năng lực tiếng Nhật nổi bật.
Thường giúp tôi dịch các viết liên quan đến Việt Nam của báo chí Nhật Bản một cách trơn tru. Năng lực tiếng Anh cũng kha khá.

"Bác viết blog này vì bác muốn mọi người làm thêm trong quán cà phê hiểu đúng không ạ."
Có 20% chính xác. Viết blog này có rất nhiều ý nghĩa đối với tôi. Tôi không nói được tiếng Việt, nên đúng là tôi không thể giao tiếp sâu với những người làm việc bán thời gian của mình. Mức lương theo giờ của Arigato Cafe khởi điểm ở mức 22000VNĐ, quy định là lương theo giờ sẽ tăng theo số giờ làm việc cộng dồn và thi tuyển. Mức lương theo giờ tối đa là 60000 VND.

Tôi nghe nói "Không ai làm việc lâu như vậy. Người Việt Nam thường hay thay đổi công việc và sẽ sớm nghỉ việc", nhưng những người làm thêm lâu dài đang ngày càng nhiều hơn.
"Như vậy thì Arigato Cafe là xưởng sản xuất sự hài lòng khách hàng nhỉ."
Đúng như dự đoán, Take-chan nói một điều rất thú vị.
Nhưng Take-chan.
Trong trường hợp của một quán cà phê, không chỉ có một thành phẩm duy nhất như ô tô.
Nếu có 10 người làm việc bán thời gian, toàn bộ việc phục vụ khách hàng, phản ứng và xử trí xuất phát từ năng lực của họ cũng là một thành phẩm. Việc có nhiều hơn một sản phẩm cuối cùng thực ra rất thú vị. Đó là công việc lưu giữ những điều cơ bản và đánh giá cách làm việc của mỗi người. Nó có ý nghĩa trong việc phát minh và cải thiện về sau.

Mọi người đang theo học các trường đại học khác nhau tại Hà Nội.
Tươi sáng và hóm hỉnh, mỗi một người đều có cá tính mạnh. Họ có sức thu hút theo hướng tích cực. Là một người Nhật, tôi phải đáp lại họ thật tử tế. Tôi sẽ không thất vọng.

To Be Continued

Prev

Next